Di chuyển của vận động viên bóng rổ trên sân là một phần của hệ thống những động tác nhằm giải quyết nhiệm vụ tấn công một cách cụ thể. Các động tác di chuyển là cơ sở của kỹ thuật bóng rổ.
Để di chuyển trên sân, vận động viên sử dụng các động tác: đi, chạy, nhảy, dừng và quay người. Nhờ có những động tác này vận động viên có thể chọn vị trí đúng, thoát khỏi sự kèm bám của đối phương để bắt bóng, chuyền bóng, dẫn bóng đồng thời lôi kéo đối phương theo mình để tạo khoảng trống cho đồng đội thực hiện mục đích tấn công của đội.
Bài học tiếp theo nằm trong Giáo trình chơi bóng rổ của Thể Thao Tuổi Trẻ mà chúng ta cần học là:
Bài 2: Kỹ Thuật DI CHUYỂN + CHẠY CHỖ trong bóng rổ
1, Kỹ thuật di chuyển trong bóng rổ
Trong bóng rổ có 5 kỹ thuật di chuyển mà chúng ta cần luyện tập thường xuyên để nâng cao trình độ thi đấu bóng rổ của bản thân.
1,1, Kỹ thuật di chuyển ĐI BỘ
Đi bộ trong thi đấu bóng rổ là một cách di chuyển mà cầu thủ luôn trong tình trận co gối để sẵn sàng có thể chạy. Đây là kỹ thuật di chuyển để thay đổi vị trí trong thời gian ngắn của cầu thủ để tấn công hay phòng ngự.
1,2, Kỹ thuật di chuyển CHẠY
Chạy là kỹ thuật di chuyển được sử dụng nhiều trên sân bóng rổ. Chạy trong bóng rổ gồm có chạy tự nhiên chạy nghiêng, chạy biến tốc, chạy biến hướng. Tất cả các kỹ thuật chạy này đều được kết hợp với nhau để đem lại hiệu quả tốt nhất.
1,2,1, Chạy tự nhiên
Chạy tự nhiên là một động tác dùng nhiều trên sân khi thi đấu hay phòng thủ và trong mọi cảnh mà không cần tốc độ nhanh.
Hướng dẫn kỹ thuật chạy tự nhiên
– Khi chạy, hai chân đặt trên mặt đát bằng nửa trên của bàn chân hoặc cả bàn chân
– Người ngả về phía trước
– Hai đầu gối khụyu xuống tự nhiên và hai tay gấp và đánh lỏng ở hai bên
– Khi di chuyển, mắt luôn quát sát tình hình trên sân để làm chủ sự di chuyển của mình.
Sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa
– Sai lầm: Vai và tay bị gò bó, không thả lỏng nên chóng mệt mỏi.
+ Cách sửa chữa: Không so vai khi chạy, hai tay nắm hờ và thả lỏng cẳng, cổ tay.
– Sai lầm: Mắt không quan sát trên sân nên dễ xảy ra va chạm.
+ Cách sửa chữa: Mắt không nhìn xuống đất và thả lỏng cổ tay.
Để cải thiện kỹ năng di chuyển và chạy chỗ trong bóng rổ, các em nên tham gia học bóng rổ tại Thể Thao Tuổi Trẻ để thầy cô hướng dẫn và hoàn thiện các kỹ thuật bóng rổ cho các em.
Cách chạy trong bóng rổ
1,2,2, Chạy biến tốc
Trong bóng rổ việc tăng tốc độ, chạy một cách đột ngột và bất ngờ, hoặc là tăng tốc độ xuất phát được gọi là chạy biến tốc. Đây là phương pháp tốt nhất để thoát khỏi sự kèm chặt của đối phương và di chuyển đến chỗ không người kèm.
Hướng dẫn kỹ thuật chạy biến tốc
– Khi đang chạy bình thường muốn chạy nhanh thì dùng sức đạp của nửa trên hai bàn chân về hướng sau, 4-5 bước đầu tiên cần ngắn song thực hiện với tốc độ nhanh.
– Muốn chạy chậm lại thì chân bước dài, người hơi ngả về phía sau, hai tay khi chạy thả lỏng.
Sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa:
– Sai lầm: Trong lúc di chuyển thay đổi tốc độ không tự nhiên.
+ Cách sửa chữa: Kẻ trên sân bóng rổ những vạch cách nhau khoảng 10m, chạy chậm đến vạch kia hoặc tập luyện có hai người, 1 phòng thủ và một tấn công.
– Sai lầm: Độ ngả của thân người không phù hợp với tốc độ chạy.
+ Cách sửa chữa: Tập chạy nhanh chậm với nhịp điệu chậm, sau đó nhanh dần.
1,2,3, Chạy lùi
Trong bóng rổ khi cần quan sát ngược với hướng di chuyển thì người ta sử dụng kỹ thuật chạy lùi. Chạy lùi là phương pháp tốt nhất để nhận những quả bóng từ dưới lên, hoặc chạy lùi trong phòng thủ để quan sát tình hình tấn công của đối phương trên sân.
Hướng dẫn kỹ thuật chạy lùi
– Khi chạy đầu gối hai chân luôn gấp, thân trên hơi ngả về trước, lưng quay về hướng định di chuyển.
Sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa
– Sai lầm: Sử dụng động tác này hay bị ngã.
+ Cách sửa chữa: Người hạ thấp, hai gối gấp nhiều, tập làm quen với tốc độ chậm và sau đó nhanh dần.
– Sai lầm: Khi chạy không theo dõi được ở phía sau lưng.
+ Cách sửa chữa: Tập cảm giác của cơ thể như mắt, thân, tay, chân…hi có người ở phía sau.
1,2,4, Chạy nghiêng
Trong thi đấu bóng rổ để dễ quan sát được tình hình trên sân, vận động viên thường sử dụng động tác chạy nghiêng.
Hướng dẫn kỹ thuật chạy nghiêng
– Khi chạy nghiên động tác chạy như chạy tự nhiên, hai mũi chân luôn hướng về phía di chuyển song thân trên và mặt vẫn quay về phía có bóng để quan sát.
Sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa
– Sai lầm: Khi chạy thường xuyên cả thân và chân về hướng bóng.
+ Cách sửa chữa: Khi tập chạy hai mũi chân phải luôn hướng về phía di chuyển.
1,2,5, Chạy biến hướng
Đang chạy vận động viên đột ngột thay đổi hướng di chuyển nhằm mục đích thoát khỏi người kèm. Khi chạy muốn đổi hướng cần sử dụng chân nghịch với hướng muốn di chuyển đạp xuống đất sau đó cả thân người xoay về hướng đó để di chuyển. Muốn chạy chuyển hướng có kết quả khi có người phòng thủ thì phải dấu được ý định trước khi làm động tác, tốc độ trước khi di chuyển chậm, sau đó chuyển hướng phải nhanh.
Sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa
– Sai lầm: Khi dừng hai chân thường di chuyển nên phạm luật chạy bước.
+ Cách sửa chữa: Tại chỗ tập miết bàn chân xuống đất, khi làm tốt mới sử dụng tốc độ nhanh.
– Sai lầm: Không giữ được thăng bằng khi dừng.
+ Cách sửa chữa: Trọng tâm cơ thể phải hạ thấp, luôn ngả người về phía sau, kết hợp với hai tay đánh mạnh để giữ cho thân người thăng bằng.
1,3, Kỹ thuật di chuyển Nhảy
Trong bóng rổ nhảy được sử dụng như những động tác độc lập và là một phần quan trọng của nhiều động tác kỹ thuật khác. Trong thi đấu các động tác tranh bóng, chuyền bắt bóng, ném rổ và cướp bóng dưới rổ… đều yêu cầu vận động viên cần có kỹ thuật bật nhảy tốt. Có 2 cách thực hiện kỹ thuật nhảy:
– Nhảy bằng 2 chân.
– Nhảy bằng 1 chân.
1,3,1, Nhảy bằng 2 chân
Động tác này thường được thực hiện khi đứng tại chỗ và được dùng nhiều trong nhảy tranh bóng, ném rổ và cướp bóng dưới rổ.
Trước khi nhảy, 2 chân khuỵu gối, hạ thấp trọng tâm sau đó dùng sức mạnh đạp 2 chân từ gót chuyển lên mũi bàn chân vươn mạnh thân đồng thời 2 tay vung từ dưới đưa ra trước – lên trên để thực hiện tranh bóng.
1,3,2, Nhảy bằng 1 chân
Thường được thực hiện khi có chạy đà. Để sử dụng tối đa quán tính chạy đà, bước cuối cùng trước khi dậm nhảy cần dài hơn bước trước đó và đặt gót chân chạm đất. Tiếp đó khuỵu gối để hạ thấp trọng tâm và khi bật lên thì đạp mạnh chân từ gót lên mũi, đồng thời 2 tay vung từ thấp lên cao, chân lăng đánh mạnh từ sau ra trước, lên trên để góp phần đẩy cơ thể lên cao. Sau khi bật nhảy lên cao để thực hiện các động tác kỹ thuật vận động viên cần chuẩn bị để có thể tiếp đất nhẹ nhàng bằng việc gập chân để giảm chấn động.
1,4, Kỹ thuật di chuyển Dừng
Là loại động tác được thực hiện đột ngột để thoát khỏi người phòng thủ. Người tấn công đang di chuyển đột nhiên dừng lại để thoát khỏi đối phương khi có bóng trong tầm tay, hoặc để nhận bóng của đồng đội chuyền cho. Có 2 loại dừng.
1,4,1 Dừng bằng 2 bước
Thường áp dụng khi tốc độ di chuyển nhanh. Khi đang chạy muốn dừng lại bằng 2 bước thì bước thứ nhất đặt gót chân và xoay ra phía ngoài so với hướng chạy, trọng tâm hạ thấp. Bước thứ hai miết bàn chân xuống đất để giảm tốc độ, người xoay chếch theo mũi bàn chân của bước thứ nhất.
1,4,2, Nhảy dừng
Thường áp dụng khi tốc độ di chuyển vừa phải. Khi đang chạy muốn dừng lại thì dùng một chân đạp đất để nhảy lên không, thân trên hơi ngả sau. Khi rơi xuống hai chân cùng một lúc hoặc lần lượt chạm đất. Khi chạm đất người hơi ngả về phía sau, 2 chân khuỵu dùng mép bàn chân miết xuống đất.
Sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa
– Sai lầm: Khi dừng hai chân thường di chuyển nên phạm luật chạy bước.
+ Cách sửa chữa: Tại chỗ tập miết bàn chân xuống đất, khi làm tốt mới sử dụng tốc độ nhanh.
– Sai lầm: Không giữ được thăng bằng khi dừng.
+ Cách sửa chữa: Trọng tâm cơ thể phải hạ thấp, luôn ngả người về phía sau, kết hợp với hai tay đánh mạnh để giữ cho thân người thăng bằng.
1,5, Kỹ thuật di chuyển QUAY NGƯỜI
Quay người thường dùng để thoát khỏi người phòng thủ, tránh được hành động phá cướp bóng của đối phương. Có hai cách quay người: quay trước và quay sau.
– Nếu chân di chuyển quay ra trước mũi chân trụ thì gọi là quay trước.
– Nếu chân di chuyển quay ra sau gót chân trụ thì gọi là quay sau.
Khi quay người, hai gối chùng, trọng tâm thấp, hai chân tách rộng bằng vai, trọng tâm dồn vào chân trụ. Chân trụ tiếp đất ở nửa trước của bàn chân và khi quay thì đạp mạnh kết hợp với động tác xoay thân trên về trước hoặc sau. Trọng tâm khi quay không nhấp nhô.
Sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa
– Sai lầm: Khi quay phạm luật chạy bước.
+ Cách sửa chữa: Chỉ được lấy nửa trên của một bàn chân làm trụ, không được chuyển từ chân làm trụ này sang chân làm trụ kia.
– Sai lầm: Quay người không hết và mất thăng bằng.
+ Cách sửa chữa: Khi quay thân người không di chuyển nhấp nhô, chân quay sau khi đạp đất phải chủ động bước về hướng quay.
– Sai lầm: Không biết thực hiện quay sau.
+ Cách sửa chữa: Phải chủ động kết hợp cả vai, hông và tay đánh chéo về hướng sau cùng với sức của chân quay đạp đất.
2, Cách chạy chỗ trong bóng rổ
Cách chạy chỗ trong bóng rổ là kỹ thuật di chuyển không bóng trong bóng rổ. Các cầu thủ liên tục chạy chỗ khác nhau nhằm tạo khoảng trống để thực hiện các kỹ thuật ném rổ hay phối hợp với người dẫn bóng.
2,1, Cách chạy chỗ “chạy cắt vào rổ – Basket Cut”
Người chạy xuất phát ở ngoài vành đai, chạy hơi chếch về bên trái trước khi quặt thẳng về phía rổ.
Cách chạy này thích hợp cho hậu vệ (đặc biệt là point guard) sau khi đã chuyền bóng cho đồng đội
2,2, Cách chạy chỗ “chạy cắt cửa hậu – Back Door”
Người chạy xuất phát ở cánh, lùi ra ngoài vạch 3 điểm rồi bất ngờ quặt trở lại về phía rổ.
Cách chạy này có thể áp dụng cho hậu vệ hoặc tiền đạo có tốc độ. Có thể đòi hỏi sự tham gia dựng screen của big man, tức big man sẽ phải rời xa rổ để ra ngoài. Áp dụng được cho cả hai cánh.
2,3, Cách chạy chỗ “chạy cắt chữ V – V-Cut”
Người chạy xuất phát ở cánh, tiến về gần rổ rồi tăng tốc chạy ra ngoài.
Phù hợp cho các tay ném xa có thể trúng các cú jump-shot từ cự ly tầm trung hoặc ngoài vạch 3 điểm. Người chạy có thể sử dụng screen của big man ở gần rổ để tiến hành đổi hướng.
2,4, Cách chạy chỗ “chạy cắt chữ L – L-Cut”
Người chạy xuất phát ở cánh, chạy chéo về phía rổ, quặt và chạy thẳng dọc theo vạch gần nhất của khu chữ nhật trước khi quặt lần thứ hai và chạy ngang ra ngoài khu 3 điểm.
Phù hợp cho shooter bắn xa. Cách chạy này có thể áp dụng với sự tham gia của 2 big man để dựng screen cho 2 lần quặt.
2,5, Cách chạy chỗ “Flash Post”
Khởi đầu ở ngoài khu chữ nhật chừng 2-3 bước chân chếch về phía tay trái/phải, người chạy sẽ tiến về phía rổ trước khi quặt và chạy tới điểm tương ứng của bên kia khu chữ nhật.
Cách chạy phù hợp cho người dứt điểm tầm gần, lên layup hoặc big man có ý định lấy bóng để tấn công dưới rổ (post-up). Nếu người chạy là tiền đạo/hậu vệ, có thể dựa screen của một big man ở chỗ quặt (nếu big man đó cũng đang lấy chỗ đón bóng để post-up).
2,6, Cách chạy chỗ “High Flash”
Người chạy xuất phát ở hướng cùi chỏ, di chuyển vào gần rổ rồi bất ngờ quặt và chạy ra gần vạch ném phạt.
Cách chạy phù hợp cho cầu thủ muốn ném rổ tầm trung và có thể ném rổ từ hướng cùi chỏ (high-post). Các big man ném xa giỏi cũng có thể chạy theo cách này, một phần nhằm dụ big man đối phương ra xa rổ.
2,7, Cách chạy chỗ “Screen Down”
Một cách chạy không bóng tương đối đơn giản. Người chạy số 1 xuất phát từ ngoài vạch 3 điểm bên cánh, chạy vào trong rồi dựng screen để người chạy số 2 dựa screen chạy ra vạch 3 điểm.
Phù hợp cho shooter tầm xa cũng như big man có thể di chuyển với tốc độ tốt. Một trong những bài phối hợp thường xuyên của Phoenix Suns trong kỷ nguyên Steve Nash – Amar’e Stoudamire.
2,8, Cách chạy chỗ “Screen Across”
Hai người chạy đứng hai bên. Người chạy số 2 chạy sang phía người số 1 để dựng screen, còn người số 1 theo chiều ngược lại.
Sử dụng cho người có thể ghi điểm tầm gần, hoặc cho cầu thủ có khả năng chơi post-up tốt (một trong hai người) cần dọn chỗ để lấy bóng.
2,9, Cách chạy chỗ “New York Screen”
Người số 1 ở gần vạch ném phạt chạy dạt ra cánh dựng screen, và người chạy số 2 xuất phát gần vạch 3 điểm. Sau khi di chuyển theo đường thẳng về gần rổ, người số 2 quặt theo chiều chéo chạy ra cánh, dựa vào screen của người số 1 trước khi tăng tốc ra đỉnh của hình parabol.
Sử dụng cho những tay bắn 3 điểm có thể trúng đích từ góc ném thẳng. Chiến thuật được phát minh bởi đội New York Renaissance.
2,10, Cách chạy chỗ “Slash Screen”
Người số 1 đứng ở đỉnh hình parabol xuất phát, chạy sang cánh và dựng screen. Người số 2 dựa screen để trở lại chỗ của người số 1.
Dùng cho shooter từ cự ly 3 điểm.
2,11, Cách chạy chỗ “Flare Screen and Cut”
Người số 3 có bóng ở một bên cánh. Người số 1 xuất phát ở đỉnh parabol, chạy thẳng 1-2 bước rồi bất ngờ quặt sang phải, dựa screen của người số 2 (đang từ vạch ném phạt lùi ra) để chạy tới cánh đối diện người số 3.
Sử dụng để tạo ra giải pháp ném rổ ở ngoài vành đai. Rất thích hợp trong trường hợp người số 3 (người có bóng) chuẩn bị ở tư thế chơi 1-chọi-1 và cần có người chuyền ra trong trường hợp anh ta không qua người được hoặc bị double-team.
2,12, Cách chạy chỗ “Flare Screen and Cut”
Người số 3 có bóng ở một bên cánh. Người số 1 xuất phát ở đỉnh parabol, chạy thẳng 1-2 bước rồi bất ngờ quặt sang phải, dựa screen của người số 2 (đang từ vạch ném phạt lùi ra) để chạy tới cánh đối diện người số 3.
Sử dụng để tạo ra giải pháp ném rổ ở ngoài vành đai. Rất thích hợp trong trường hợp người số 3 (người có bóng) chuẩn bị ở tư thế chơi 1-chọi-1 và cần có người chuyền ra trong trường hợp anh ta không qua người được hoặc bị double-team.
2,13, Cách chạy chỗ “phéc-mơ-tuya – Zipper Screen and Cut”
Người số 1 có bóng chếch bên cánh ngoài vạch 3 điểm. Anh ta sẽ di chuyển về phía vị trí của số 2, trong khi số 2 bắt đầu xuất phát và chạy chéo về phía rổ. Người số 4 đứng ven vạch của khu chữ nhật dựng screen để số 2 quặt từ gần rổ chạy thẳng ra đỉnh parabol và đón bóng từ số 1.
Sử dụng nếu số 2 là một shooter giỏi. Có thể chuyển sang chuyền bóng cho số 4 để tấn công dưới rổ.
2,14, Cách chạy chỗ “Back Screen”
Số 2 xuất phát từ ngoài vạch 3 điểm. Số 4 từ gần rổ chạy ra để dựng screen, và số 2 dùng screen để chạy về phía vị trí mà số 4 vừa rời đi.
Có thể sử dụng để số 2 lên rổ tầm gần, là một cầu thủ có thể chơi post-up, hoặc nếu số 4 có thể ném rổ tầm trung. Cũng có thể dùng để số 4 dụ big man đối phương ra xa rổ.
2,15, Cách chạy chỗ cắt kiểu UCLA – UCLA Screen and Cut
Số 1 có bóng và chuyền cho số 2 ở bên cánh ngoài vạch 3 điểm. Sau đó số 4 lùi ra ngoài dựng screen để số 1 chạy vào khu vực low-post.
Sử dụng để số 1 lên rổ tầm gần hoặc chơi post-up. Phát minh bởi HLV huyền thoại John Wooden.
2,16, Cách chạy chỗ Stagger Screen
Số 2 xuất phát ở gần vạch baseline. Số 2 chạy gần rổ trước khi quặt ra ngoài, dựa vào hai lớp screen do số 3 và số 4 dựng lên để kết thúc ở chếch bên cánh.
Dùng nếu số 2 có thể ném rổ tầm trung. Cũng có thể dùng để đưa số 2 vào vị trí thích hợp để chơi 1-chọi-1, hoặc để số 4 tấn công dưới rổ.
2,17, Cách chạy chỗ Double Screen
Số 2 xuất phát gần vạch baseline, chạy ngang qua rổ rồi dựa vào hai lớp screen của số 3 và số 4 để chạy ra cánh.
Dùng để số 2 ném xa.
2,18, Cách chạy chỗ Slash Cut
Số 1 xuất phát từ đỉnh parabol, chạy sang cánh ở vị trí của số 2 để dựng screen, và số 2 chạy ngược trở lại vị trí mà số 1 vừa rời đi. Số 3 là người có bóng ở cánh đối diện.
Sử dụng để số 2 ném xa, hoặc để tạo thêm lựa chọn nếu số 3 đang ở trạng thái chơi 1-chọi-1 và cần người để chuyền ra.
2,19, Cách chạy chỗ Curl Cut
Số 3 có bóng ở bên cánh trái. Số 1 từ đỉnh parabol chạy ra cánh đối diện, dựng screen để số 2 giả như chạy ra ngoài rồi bất ngờ quặt vào trong để tiến về phía rổ.
Sử dụng để số 2 lên rổ tầm gần. Thích hợp nhất khi cánh của số 3 đang trống người để đủ góc chuyền cho số 2 đón được bóng.
2,20, Cách chạy chỗ Fade Cut
Số 1 từ đỉnh parabol chạy sang cánh của số 2, dựng screen để số 2 xuất phát. Nhưng thay vì dựa screen, số 2 sau vài bước chạy ra ngoài sẽ quặt lại, không dùng screen mà tăng tốc thẳng vào góc ném gần vạch baseline.
Sử dụng để số 2 ném xa.
2,21, Cách chạy chỗ Wing Ball Screen
Số 2 là người cầm bóng ở cánh. Số 1 từ gần vạch ném phạt chạy ra cánh của số 2 để dựng screen, số 2 dựa screen dắt bóng đến gần số 1 rồi đưa bóng nhanh cho số 1, người sẽ ngay lập tức đưa bóng lại cho số 2 một khi số 2 đã chạy qua screen và có mặt ở vạch ném phạt.
Dùng để tạo góc ném chính diện cho số 2.
2,22, Cách chạy chỗ High Ball Screen
Số 2 có bóng ở ngoài vạch 3 điểm, trong khi số 4 đang đứng ở phía ngoài của vòng tròn ném phạt. Số 2 giả như dắt bóng về bên trái trong khi số 4 chạy ra, dựng screen ở vạch 3 điểm. Số 2 lúc này quặt, chạy ngang và đưa bóng cho số 4 rồi vượt qua screen. Số 4 sẽ đưa bóng lại ngay cho số 2 sau khi số 2 đã đi qua screen và di chuyền về phía cánh trái ngoài vạch 3 điểm (như trong hình, cũng có thể biến tấu để số 2 chạy sang cánh phải).
Dùng để tạo góc ném 3 điểm cho số 2.
Vậy làm thế nào để có thể chạy không bóng trong bóng rổ? Một số tip cho độc giả:
1, Xác định trước người mà bạn sẽ chọn để dựng screen là ai. Đó thường là một cầu thủ của tuyến trong, một cầu thủ to con để cơ thể người đó đủ sức chắn đường. Việc chọn người dựng screen là thiết yếu vì người đó phải nắm vững cơ bản về cách bù lật.
2, Xác định xem người cầm bóng đang ở vị trí nào. Yếu tố này quan trọng không chỉ cho người chạy mà cả người dựng screen, bởi khi bạn dựa screen để thoát người kèm, bạn phải ở vị trí thuận lợi, góc chuyền thoáng để người cầm bóng có thể chuyền cho bạn.
3, Đừng vội dựa screen ngay. Nên đứng xa người dựng screen 1-2 bước và hướng về phía ngược lại trước khi bất ngờ đổi hướng và chạy. Như vậy người kèm sẽ bị bất ngờ và có thể mất thăng bằng.
4, Thay đổi tốc độ. Nếu bạn chạy không bóng vài lần với cùng một chiều chạy và tốc độ chạy, đối phương sẽ đọc được và bắt bài. Hãy thay đổi tốc độ một cách bất thình lình: có vài bước chạy nửa vời, rồi bất ngờ tăng tốc đổi hướng. Phải luôn luôn khiến đối phương dự đoán hành vi của mình.
5, Không bao giờ được đứng yên quá 2 giây. Đặc biệt nếu bạn là một tay ném giỏi, phải luôn luôn chạy chỗ để tìm chỗ thoáng đón bóng và ném. Đứng yên một chỗ không chỉ khiến bạn không có cơ hội ném mà còn khiến người cầm bóng bối rối vì không có lựa chọn nào khác ngoài tự mình lên rổ, mà như vậy là hạ sách kể cả khi đối đầu với những đối thủ yếu hơn.
Trên đây là bài học DI CHUYỂN và CHẠY CHỖ trong bóng rổ mà Thể Thao Tuổi Trẻ chia sẻ đến bạn đọc và các em học viên. Tuy nhiên chạy không bóng là một kỹ thuật đòi hỏi người thực hiện phải thiên biến vạn hóa tùy theo tình thế và phải có sự bền bỉ thể lực lẫn minh mẫn trong cách ra quyết định. Bạn phải đủ nhanh để chạy và đủ khỏe để chạy trong suốt trận đấu, nhưng cũng phải đủ tỉnh táo để xử lý sau khi đã chạy xong. Không có gì bảo đảm rằng bạn sẽ luôn luôn thoáng đãng có bóng sau khi chạy, do vậy bạn phải làm càng nhiều càng tốt để tích lũy kinh nghiệm, cũng như quan sát thói quen di chuyển của đồng đội để có phản ứng phù hợp.
Giáo trình chơi bóng rổ>> Bài 1: Cách nhồi bóng rổ
Tags: cách chạy chỗ trong bóng rổ, chạy tự sát trong bóng rổ, các cách di chuyển trong bóng rổ, cách bước di chuyển trong bóng rổ, cách chạy chỗ bóng rổ, hướng dẫn chạy chỗ trong bóng rổ, kỹ thuật di chuyển trong bóng rổ, luật di chuyển trong bóng rổ