Tìm hiểu về luật bóng rổ từ A đến Z chỉ trong 5 phút
0
Luật bóng rổ, Blog bóng rổ, Kiến thức

Các giải đấu thể thao luôn là tâm điểm của sự chú ý bởi sự hấp dẫn và kịch tính trong điều lệ thi đấu từng bộ môn. Tuy vậy, người theo dõi thường dễ nản lòng bởi những quy định dài dòng trong luật thi đấu khi tìm hiểu về môn thể thao mình yêu thích. Nếu bạn là người hâm mộ bộ môn bóng rổ nhưng lại không có nhiều thời gian để nghiên cứu chi tiết các điều luật bóng rổ thì đây chính là bài viết dành cho bạn.

Tóm tắt Luật bóng rổ trong 5 phút
Tóm tắt Luật bóng rổ trong 5 phút

Tại sao cần phải hiểu về luật bóng rổ?

Là một người đam mê thể thao nói chung hay hâm mộ bóng rổ nói riêng, chắc hẳn bạn chẳng bao giờ muốn bản thân rơi vào trường hợp không hiểu các cầu thủ đội mình yêu thích đang làm gì trên sân. Tại sao họ lại được tính điểm? Như thế nào mà họ lại bị phạt? Tìm hiểu về luật bóng rổ cũng là phương thức giúp bạn kết nối bản thân đến những người có chung niềm đam mê với bộ môn này. Khi cùng nhau xem trận đấu và bàn luận về các tình huống trên sân với mọi người chẳng phải sẽ thú vị hơn sao?

Nếu bạn băn khoăn khi phải tìm hiểu những luật lệ dài dòng thì đừng lo lắng, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu về luật bóng rổ chỉ trong 5 phút.

Luật bóng rổ
Luật bóng rổ

Bài viết này sẽ đề cập và tóm tắt những điều chính trong luật bóng rổ như: sân thi đấu, vị trí các đội hình trong bóng rổ, biên bản bóng rổ, lỗi vi phạm,… Đồng thời cũng sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp như: Bóng rổ có mấy hiệp?, OT trong bóng rổ là gì?…

Những tiêu chuẩn về sân thi đấu

Giống như các môn thể thao khác, trong luật bóng rổ cũng có các quy định riêng về kích thước tiêu chuẩn của sân thi đấu.

Diện tích sân thi đấu

  • Chiều dài sân: 28m
  • Chiều rộng sân: 15m
Sân bóng rổ có tiêu chuẩn kích thước riêng
Sân bóng rổ có tiêu chuẩn kích thước riêng

Các khu vực trong sân thi đấu

  • Vòng tròn giữa sân (Vòng nhảy): Thường dùng để giành quyền kiểm soát bóng khi bắt đầu trận đấu.
  • Đường giữa sân: Nhằm phân định phần sân giữa 2 đội thi đấu.
  • Cung ném phạt: Là vị trí để cầu thủ thực hiện quả ném phạt.
  • Đường ném phạt và khu vực giới hạn: Nhằm hạn chế khả năng dễ dàng ghi bàn trong trận đấu.
  • Khu vực 3 điểm: Là toàn bộ phần sân của một đội trừ khu vực gần rổ. Khu vực 3 điểm được đánh dấu bằng vạch 3 điểm trên sân.
  • Khu vực nửa vòng tròn không phạm lỗi tông người.
Sân thi đấu và các khu vực trên sân bóng rổ
Sân thi đấu và các khu vực trên sân bóng rổ

Tiêu chuẩn về số lượng người chơi

Theo luật bóng rổ, một trận bóng rổ có sự tham gia thi đấu của 2 đội, mỗi đội tối đa 12 người và có 5 cầu thủ được phép tham gia thi đấu.

Cũng theo luật bóng rổ, 5 cầu thủ tham gia thi đấu hay các cầu thủ được thay đổi vị trí trên sân đều được đánh dấu trong ‘Biên bản bóng rổ’.

Tuỳ theo chiến thuật của đội mà các đội hình trong bóng rổ sẽ khác nhau. Tuy nhiên vẫn được xây dựng trên 5 vị trí chính.

Theo luật bóng rổ, mỗi đội có tối đa 12 cầu thủ
Theo luật bóng rổ, mỗi đội có tối đa 12 cầu thủ

Vị trí các đội hình trong bóng rổ trên sân

Như đã đề cập, trong một trận thi đấu, mỗi đội có tối đa 5 cầu thủ tham dự tương ứng với 5 vị trí trên sân:

Trung phong (C – Center):

Là vị trí kiểm soát bóng và ghi điểm trong khu vực của đối phương. Có kỹ năng di chuyển linh hoạt, khả năng chặn bóng tốt, nhanh chóng chiếm vị trí thuận lợi để thực hiện pha ném bóng. Ngoài ra, người chơi vị trí trung phong còn có kỹ năng bắt bóng bật bảng (Rebound) và ngăn đối phương ghi điểm (Block). 

Trung phong thường hoat động ở gần rổ
Trung phong thường hoat động ở gần rổ

Hậu vệ:

Hậu vệ dẫn bóng (PG – Point Guard): Hoạt động trong khu vực 3 điểm. Có nhiệm vụ dẫn bóng lên phần sân đối thủ và kiến tạo bàn thắng cho đội. Người chơi vị trí này thường sở hữu những kỹ năng như: rê bóng, chuyền bóng, điều phối đồng đội,…

Hậu vệ ghi điểm (SG – Shooting Guard): Là chủ lực của đội với khả năng ghi điểm từ xa, các pha tấn công nhanh hoặc những đường chuyền quyết định cho đội. Có khả năng ghi bàn từ mọi vị trí trên sân nhưng sẽ thường kiểm soát bóng ở ngoài vạch 3 điểm. Nhưng bạn cũng đừng xem thường khả năng phòng thủ của vị trí này.

Các vị trí trên sân bóng rổ
Các vị trí trên sân bóng rổ

Tiền vệ:

Tiền vệ chính (PF – Power Forward): Chịu trách nhiệm ghi điểm chính cho đội, hỗ trợ trung phong khi tấn công hoặc phòng thủ. Vị trí này cũng được hỗ trợ bởi tiền vệ phụ trong việc dẫn bóng và tấn công. Tầm hoạt động chủ yếu của vị trí này thường ở gần rổ, trong khu vực hình thang.

Tiền vệ phụ (SF – Small Forward): Đây là vị trí đa năng trong đội. Các tiền vệ phụ có khả năng vừa ghi bàn, vừa có kỹ năng bắt bóng bật bảng (Rebound). Ngoài ra tiền vệ phụ còn có khả năng kiểm soát bóng, chuyền bóng và phòng ngự rất tốt. Tiền vệ phụ thường hoạt động chủ yếu tại khu trung tâm hình thang và ngoài vạch kẻ 3 điểm. Nắm bắt các tình huống phản công, tổ chức phát động cùng đồng đội để đẩy nhanh cơ hội ghi điểm là kỹ năng mà một tiền vệ phụ chuyên nghiệp có thể làm được.

Tiền vệ phụ là vị trí đa năng trong đội hình
Tiền vệ phụ là vị trí đa năng trong đội hình

Hiện nay, ngày càng nhiều các đội hình trong bóng rổ được ra đời, kéo theo sự xuất hiện của những vị trí không chính thức như: Tiền đạo điểm, Hậu vệ kết hợp,…

Thời gian thi đấu

Trong luật bóng rổ có quy định về các hiệp đấu và thời gian nghỉ giữa các hiệp. Vậy một trận bóng rổ có mấy hiệp? OT trong bóng rổ là gì? Thời gian mỗi hiệp kéo dài bao lâu?

Đồng hồ đếm thời gian trong bóng rổ
Đồng hồ đếm thời gian trong bóng rổ

Một trận bóng rổ có mấy hiệp?

Theo luật bóng rổ FIBA, một trận bóng rổ có 4 hiệp đấu chính, mỗi hiệp kéo dài 10 phút.

OT trong bóng rổ là gì? Thời gian OT là bao lâu?

OT trong bóng rổ (Overtime) hay còn gọi là hiệp thi đấu phụ xảy ra trong trường hợp sau 4 hiệp thi đấu chính, 2 đội có kết quả hoà nhau. Mỗi hiệp thi đấu phụ (OT) kéo dài 5 phút và không giới hạn số lượng hiệp phụ một trong trận đấu.

Trận đấu sẽ kết thúc khi có một đội giành được nhiều điểm hơn sau khi kết thúc hiệp thi đấu phụ.

Thời gian nghỉ giữa các hiệp là bao lâu?

Thời gian nghỉ giữa các hiệp là 2 phút. Riêng khoảng nghỉ giữa hiệp 2 và hiệp 3 sẽ được kéo dài lên 15 phút.

Tổng thời gian trận đấu hay thời gian kết thúc trận đấu,… sẽ được trọng tài ghi lại trong ‘Biên bản bóng rổ’.

Trên đây là phần trả lời ngắn gọn cho câu hỏi ‘Bóng rổ có mấy hiệp?’ và ‘OT trong bóng rổ là gì?’.

Hai đội sẽ bước vào thời gian OT (Overtime) khi tỷ số hoà
Hai đội sẽ bước vào thời gian OT (Overtime) khi tỷ số hoà

Luật bóng rổ – Bàn thắng

Đội giành được bàn thắng khi cầu thủ của đội đó ném bóng trúng rổ mà không vi phạm luật bóng rổ. Cách tính điểm diễn ra như sau:

3 điểm: Đội ghi được 3 điểm khi cú ném trúng rổ được thực hiện ngoài vạch 3 điểm.

2 điểm: Đội ghi được 2 điểm khi cú ném trúng rổ được thực hiện bên trong vạch 3 điểm.

1 điểm: Đội ghi được 1 điểm khi cú ném trúng rổ là một quả ném phạt.

Cầu thủ ghi bàn thành công
Cầu thủ ghi bàn thành công

Cầu thủ nào giành được điểm về cho đội sẽ được ghi trong ‘Biên bản bóng rổ’.

Luật bóng rổ – Phạm lỗi

Phạm lỗi là hành vi phi thể thao như va chạm mạnh hoặc dùng vũ lực nhằm cản trở cầu thủ đối phương. Các hành vi phạm lỗi được quy định cụ thể trong luật bóng rổ và sẽ có hình thức xử lý như sau:

Lỗi cá nhân:

Là hành động tiếp xúc không phù hợp giữa 2 đối thủ. Mỗi thành viên chỉ được phép vi phạm tối đa 5 lần trong một trận thi đấu. Quá 5 lần phạm lỗi, cầu thủ vi phạm buộc phải rời khỏi sân.

Lỗi đồng đội:

Trong một hiệp đấu, mỗi đội không được phép mắc trên 4 lỗi vi phạm. Nếu vượt quá mức quy định, đội đối phương được hưởng 2 quả ném phạt theo luật bóng rổ.

Cả lỗi cá nhân và lỗi đồng đội mắc phải đều được đánh dấu trong ‘Biên bản bóng rổ’.

Lỗi cá nhân (Lỗi cản người)
Lỗi cá nhân (Lỗi cản người)

Luật bóng rổ – Phạm luật

Là sự vi phạm liên quan đến các tình huống chơi bóng trong trận đấu. Các vi phạm được quy định cụ thể trong luật bóng rổ sẽ được chúng tôi trình bày ngắn gọn dưới đây:

Luật chạm bóng:

Cầu thủ không được dẫn bóng hoặc bắt bóng 2 lần liên tiếp khi bóng chưa được chạm bởi cầu thủ khác.

Luật di chuyển:

Cầu thủ khi tiến hành bắt bóng hoặc dẫn bóng chỉ có thể di chuyển 2 bước trước khi ném hay chuyền bóng cho thành viên khác trong đội.

Thành viên khi bắt và giữ bóng trên tay để chuẩn bị ném rổ hoặc chuyền bóng chỉ được phép nhấc chân trụ khỏi mặt sân 1 lần.

Luật đưa bóng về sân sau:

Khi đội kiểm soát bóng đưa bóng sang phần sân nhà mà không thể đưa bóng trở lại phần sân đối phương trước khi bóng chạm đất. Quyền kiểm soát bóng sẽ về tay đối phương.

Lưu ý: Trường hợp thành viên của đội kiểm soát bóng chạm vào vạch giữa sân cũng tính là phạm luật.

Cầu thủ thực hiện ném phạt
Cầu thủ thực hiện ném phạt

Luật thời gian ném:

Luật 24 giây: Mỗi đội sẽ có 24 giây để phối hợp thực hiện một pha ném rổ. Quá thời gian quy định mà vẫn chưa thực hiện động tác ném, đội đó sẽ mất quyền kiểm soát bóng. Luật 24 giây được chuyển giao cho đội đối phương.

Lưu ý: Đội vi phạm luật 24 giây sẽ không được tính điểm ngay cả khi pha ném có trúng rổ.

Luật 14 giây: Đội kiểm soát bóng được gia hạn thêm 14 giây để phối hợp thực hiện pha ném khác trong trường hợp:

  • Đội kiểm soát bắt được bóng từ pha ném rổ hỏng.
  • Đội ném bóng chạm rổ nhưng không thành bàn mà vẫn giành được bóng khi thời gian kiểm soát bóng còn dưới 14 giây.

Đội đối phương giành được quyền kiểm soát bóng trong trường hợp bắt được bóng khi đội kiểm soát bóng thực hiện pha ném rổ nhưng không thành bàn.

Bàn thắng không được công nhận khi hết thời gian
Bàn thắng không được công nhận khi hết thời gian

Luật 8 giây: Khi một đội giành được quyền kiểm soát bóng ở sân sau đội mình, thành viên trong đội có 8 giây để đưa bóng sang phần sân đối phương. Quá 8 giây, quyền kiểm soát bóng sẽ thuộc về đội đối phương.

Luật 5 giây: Cầu thủ bị áp sát (khi đối thủ thực hiện tư thế phòng thủ đúng luật và đứng cách thành viên giữ bóng không quá 1m) phải ném hoặc chuyền bóng trong vòng 5 giây. Nếu giữ bóng hơn 5 giây sẽ tính là phạm luật.

Lưu ý: Luật 5 giây áp dụng cho cả đội được hưởng quả ném phạt.

Luật 3 giây: Cầu thủ bên đội kiểm soát bóng không được đứng trong khu vực hạn chế quá 3 giây nếu không muốn mất quyền kiểm soát bóng.

Tất cả các trường hợp phạm lỗi/ phạm luật đều sẽ được đánh dấu trong ‘Biên bản bóng rổ’.

Lỗi giữ bóng
Lỗi giữ bóng

Luật bóng rổ – Phát bóng biên

Khi bóng bật bảng, vành rổ hoặc khi cầu thủ dẫn bóng ra ngoài vạch biên. Đội đối phương sẽ được hưởng pha phát bóng biên.

Theo luật bóng rổ, quá trình phát biên quy định:

  • Pha phát bóng biên được thực hiện tại vị trí bóng bay ra ngoài.
  • Người thực hiện phát biên không được chạm vào vạch biên.
  • Bóng vào rổ trong cú phát bóng biên sẽ không được tính điểm.
  • Thời gian thực hiện phát biên không được quá 5 giây.
Cầu thủ chuẩn bị thực hiện pha ném biên
Cầu thủ chuẩn bị thực hiện pha ném biên

Biên bản bóng rổ

Biên bản bóng rổ là tờ giấy ghi chép lại tất cả các diễn biến trong trận đấu, bao gồm: thời gian trận đấu bao gồm cả hiệp phụ (OT), tỷ số trận đấu, tình huống vi phạm luật bóng rổ, thay đổi người,…

Biên bản bóng rổ là phương tiện lưu trữ thông tin hữu ích giúp phân tích nhịp độ các trận thi đấu, tránh trường hợp tranh cãi xảy ra.

Biên bản bóng rổ FIBA 2024
Biên bản bóng rổ FIBA 2024

Thay người

Theo luật bóng rổ, quá trình thay người được diễn ra trong thời gian bóng ‘chết’, khi đồng hồ thi đấu tạm dừng hay sau khi trọng tài thảo luận. Không giới hạn số lần thay người và số người được thay trong một hiệp.

Cầu thủ được vào sân sẽ được đánh dấu trong ‘Biên bản bóng rổ’.

Bóng ‘sống’ và bóng ‘chết’

Đây là hai cách gọi để mô tả tình trạng bóng trên sân trong thời gian thi đấu. Theo quy định trong luật bóng rổ, bóng ‘sống’ khi ở trong các trường hợp:

  • Cầu thủ chạm bóng hợp lệ khi nhảy tranh bóng.
  • Khi trọng tài đưa bóng cho cầu thủ thực hiện ném phạt.
  • Khi trọng tài đưa bóng cho cầu thủ thực hiện phát bóng biên.
Bóng ra ngoài vạch biên
Bóng ra ngoài vạch biên

Luật bóng rổ cũng quy định về các trường hợp bóng ‘chết’:

  • Bóng được cầu thủ ném vào rổ.
  • Trọng tài ra tín hiệu trong lúc bóng đang di chuyển.

Hội ý

Huấn luyện viên trưởng được đề xuất tạm dừng trận đấu để họp bàn với các thành viên trong đội. Luật bóng rổ quy định, thời gian hội ý mỗi đội không được vượt quá 1 phút. Mỗi đội được hội ý 5 lần trong 4 hiệp thi đấu chính và 1 lần với mỗi hiệp phụ được thêm.

Đội chơi hội ý để đưa ra những chiến thuật phù hợp
Đội chơi hội ý để đưa ra những chiến thuật phù hợp

Bài tóm tắt về luật bóng rổ trên đã trả lời cho bạn những câu hỏi như: Bóng rổ có mấy hiệp? OT trong bóng rổ là gì?… Ngoài ra cũng cung cấp thêm các thông tin khác về biên bản bóng rổ, vị trí các đội hình trong bóng rổ,… Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về luật thi đấu trong các trận bóng rổ. 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *