0
Kỹ thuật bóng rổ

Dẫn bóng là một kỹ thuật không thể thiếu được trong thi đấu bóng rổ vì không phải cứ có bóng là ta có thể thực hiện động tác chuyền bóng ngay được, lúc đó cầu thủ phải dẫn bóng để di chuyển tạo điều kiện thuận lợi tổ chức tấn công đối phương.

Cách dẫn bóng rổ tốt cho phép cầu thủ thoát khỏi sự kèm chặt của đối phương, chạy thoát ra từ dưới rổ sau khi giành được bóng và tổ chức phản công nhanh chóng, hỗ trợ cho đồng đội hay tự ném rổ. Ngoài ra, kỹ thuật dẫn bóng rổ tốt còn đánh lạc hướng chú ý của đối phương đang kèm đồng đội của mình để sau đó chuyền bóng cho đồng đội.

Kỹ thuật dẫn bóng trong bóng rổ

Tuy nhiên không nên lạm dụng kỹ thuật dẫn bóng trong bóng rổ, để tránh làm giảm nhịp độ phản công nhanh và tránh làm rối loạn nhịp độ trận đấu.

Bài học tiếp theo trong Giáo trình dạy bóng rổ của Thể Thao Tuổi Trẻ dành cho các em học viên và các bạn yêu thích bóng rổ như sau:

Bài 3: Kỹ Thuật DẪN BÓNG Trong Bóng Rổ – Cách Dẫn Bóng Rổ Tổt

1, Kỹ thuật dẫn bóng rổ

1,1, Đặc điểm sử dụng

Trong thi đấu bóng rổ, cầu thủ sử dụng các kỹ thuật dẫn bóng rổ (cao tay, thấp tay, tại chỗ và di chuyển) để thoát khỏi sự truy cản của đối phương. Trong dẫn bóng cần phải dẫn tốt cả 2 tay, khi dẫn bóng tốc độ dẫn bóng phụ thuộc trước hết vào độ cao bật lại của bóng từ mặt sân và vào góc nghiêng tạo thành đường bay của bóng khi chạm sân và hướng thẳng đứng từ mặt sân. Bóng bật lại càng cao và góc nghiêng càng nhỏ thì tốc độ di chuyển càng lớn. Khi bóng bật lại thấp và gần so với chiều thẳng đứng, vận động viên dẫn bóng chậm và có thể thực hiện dẫn bóng tại chỗ. 

Xem thêm >> học bóng rổ tại Thể Thao Tuổi Trẻ sẽ giúp các bạn nâng cao trình độ bóng rổ cá nhân và chơi bóng rổ tốt hơn.

Kỹ thuật dẫn bóng rổ

1,2, Tư thế dẫn bóng rổ

Hai gối khuỵu, trọng tâm thấp, thân lao về phía trước và hơi nghiêng về phía có bóng, mắt quan sát tình hình trên sân, bàn tay xòe rộng tự nhiên, cánh tay, cổ tay và các ngón tay thả lỏng tự nhiên.

1,3, Khi dẫn bóng rổ

Lấy khuỷu tay làm trụ, bóng nảy lên tới ngang thắt lưng dùng sức cẳng tay, thông qua cổ tay rồi tới các ngón tay ấn bóng xuống. Bóng tiếp xúc đầu tiên ở các ngón tay rồi vào chai tay và các phần lồi của bàn tay, cổ tay, cẳng tay, đưa lên theo bóng, lòng bàn tay không chạm bóng. Điểm rơi của bóng ở phía trước thân mình và ở bên cạnh đường chạy, đồng thời phải lấy người yểm hộ cho bóng.

Khi dẫn bóng thì hướng dẫn bóng do điểm tay tiếp xúc bóng quyết định.

– Nếu dẫn bóng tại chỗ thì diện tiếp xúc ở trên bóng.

– Nếu dẫn bóng di chuyển về phía trước thì diện tiếp xúc ở trên sau bóng.

– Nếu dẫn bóng sang phải thì diện tiếp xúc ở trên bóng bên trái và ngược lại.

Chú ý:

– Khi tiếp xúc, bóng nên ở hai bên người không nên ở phía trước mặt khi di chuyển.

– Khi dẫn bóng không nên nhìn vào bóng mà mắt phải quan sát đồng đội và đối phương.

– Khi dẫn bóng phải có ý thức bảo vệ bóng, tay không có bóng cần phải có ý thức ngăn cản đối phương vào phá, cướp bóng.

1,4, Sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa

– Sai lầm: Dẫn bóng không theo được ý định.

+ Phương pháp sửa chữa: Khuỷu tay ít di chuyển và để cố định bên mình. Chủ động tiếp xúc tay vào bóng đúng vị trí.

– Sai lầm: Khi dẫn bóng thường bị mất bóng.

+ Phương pháp sửa chữa: Tập dẫn bóng bằng cả 2 tay, thân trên hơi quay về phía có bóng, dẫn bóng bằng tay xa người phòng thủ.

– Sai lầm: Khi dẫn bóng cổ tay quá cứng.

+ Phương pháp sửa chữa: Tập dẫn bóng để cổ tay thả lỏng tự nhiên, tập đứng tại chỗ dẫn bóng vào tường.

Xem thêm >> các kỹ thuật chuyền bóng trong bóng rổ

2, Cách dẫn bóng rổ thoát đối phương

2,1, Dẫn bóng thay đổi tốc độ

Để thay đổi tốc độ dẫn bóng một cách bất ngờ, các vận động viên phải chạy để tách người phòng thủ của đối phương. Tốc độ dẫn bóng phụ thuộc trước hết vào độ bật lại của bóng từ mặt sân và vào góc nghiêng tạo thành giữa đường bay của bóng khi chạm sân và hướng thẳng đứng từ mặt sân. Bóng bật lại càng cao và góc nghiêng càng nhỏ thì tốc độ di chuyển càng lớn. Khi bóng bật lại thấp và gần so với chiều thẳng đứng, thì cầu thủ dẫn bóng chậm và có thể thực hiện dẫn bóng tại chỗ.

Cách dẫn bóng qua người bóng rổ

2,2, Dẫn bóng đổi hướng

Đặc điểm sử dụng

Sử dụng động tác này chủ yếu là để thoát khỏi sự kèm chặt của đối phương và thực hiện tấn công ném rổ.

Phân tích kỹ thuật

Cách dẫn bóng rổ đổi hướng thì bàn tay đặt lên các điểm khác nhau ở mặt bên của bóng và duỗi thẳng tay theo hướng cần thiết. Cũng thực hiện như trên để thay đổi độ nảy của bóng, để xoay người và để chuyển bóng.

2,3, Dẫn bóng qua người phòng thủ

a, Đặc điểm sử dụng

Kỹ thuật dẫn bóng qua người thường sử dụng để qua cầu thủ phòng thủ, thoát khỏi sự kèm cặp của đối phương, dẫn bóng đột phá qua người phòng thủ để lên rổ.

b, Phân tích kỹ thuật

Khi dẫn bóng người hạ thấp hơi xoay về hướng có bóng, mắt quan sát trên sân.

Khi dẫn vượt qua người phòng thủ, trọng tâm thấp, chân phía trong sát với chướng ngại vật bước chếch trước đồng thời quay lưng lại để bảo vệ bóng, bóng được chuyền ra tay xa người phòng thủ, thân người và vai xoay nghiêng về tay dẫn, và tiếp tục dẫn bóng.

c, Cách thực hiện khi dẫn bóng

– Khi đang cầm bóng trước mặt không có đối phương kèm thì dẫn bóng vào ném rổ.

– Khi cầm bóng bị đối phương kèm không thể chuyền bóng hoặc ném rổ, lúc này phải dùng động tác dẫn bóng di chuyển đến vị trí khác tạo điều kiện chuyền bóng hoặc ném rổ.

– Khi đối phương dùng chiến thuật kèm người chặt muốn đột phá phải dùng động tác dẫn bóng.

– Khi dùng chiến thuật yểm hộ, phối hợp phải dùng động tác dẫn bóng.

d, Sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa

– Sai lầm: Khi dẫn bóng thường bị đói phương phá mất bóng.

+ Phương pháp sửa chữa: Khi dẫn bóng phải xoay lưng về phía người phòng thủ để bảo vệ bóng. Bóng phải chuyền ra tay xa người phòng thủ.

– Sai lầm: Khi dẫn bóng không điều khiển được bóng.

+ Phương pháp sửa chữa: Tập dẫn bóng mắt không nhìn bóng, phải quan sát tình hình trên sân.

– Sai lầm: Phối hợp động tác không nhịp nhàng, tốc độ di chuyển chậm, thường phạm luật.

+ Phương pháp sửa chữa: Tập động tác dẫn bóng vượt chướng ngại vật chậm, sau khi thành thạo thì tăng dần tốc độ di chuyển.

Trong thi đấu bóng rổ, để dẫn bóng thoát khỏi đối phương, các đối thủ còn hay sử dụng phương pháp thoát khỏi đối phương bằng cách chuyền bóng từ tay này sang tay kia, chuyền bóng kín, cách dẫn bóng đổi tay qua sau lưng, dẫn bóng đổi tay qua giữa hai chân.

3, Luật dẫn bóng trong bóng rổ

Luật dẫn bóng rổ quy định, khi cầu thủ đã không chế được bóng và tiếp tục đập bóng, hất bóng đi sau đó bắt bóng lại, lúc này cầu thủ chỉ được chuyền bóng hoặc ném rổ. Nếu cầu thủ tiếp tục dẫn bóng sẽ phạm luật dẫn bóng hai lần.

Luật dẫn bóng trong bóng rổ

Các trường hợp phạm luật dẫn bóng:

+ Đang dẫn bóng mà hất bóng liên tục lên không

+ Dùng hai tay tiếp xúc với bóng khi dẫn bóng

+ Khi dẫn bóng mà ngửa tay đón bóng rồi tiếp tục dấn bóng

– Xử lý lỗi dẫn bóng

+ Cho đối phương phát bóng biên ở vị trí gần lỗ nhất

Hy vọng với bài viết kỹ thuật dẫn bóng trong bóng rổ của Thể Thao Tuổi Trẻ đã giúp các em chơi bóng rổ tốt hơn và nâng cao kỹ năng bóng rổ của bản thân. Để nâng cao kỹ thuật bóng rổ, các bạn cần chăm chỉ tập luyện thường xuyên nhé.

Giáo trình chơi bóng rổ

>> Bài 1: Hướng dẫn nhồi bóng rổ

>> Bài 2: Kỹ thuật di chuyển trong bóng rổ

Tags: cách dẫn bóng rổ, kỹ thuật dẫn bóng rổ, cách dẫn bóng rổ tốt, kỹ thuật dẫn bóng trong bóng rổ, bài tập dẫn bóng rổ, có mấy cách dẫn bóng di chuyển, cách dẫn bóng qua người bóng rổ, luật dẫn bóng trong bóng rổ

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *